Móng là bộ phận thiết yếu nhất của ngôi nhà, vậy các loại móng nhà phổ biến trong xây dựng hiện nay là gì? Loại móng nào phù hợp để tạo nên điểm tựa vững chắc cho ngôi nhà của bạn trường tồn theo thời gian? Hãy cùng Xây dựng 2H phân biệt và tìm hiểu cách làm móng nhà chắc chắn và tối ưu nhất.
Móng nhà là bộ phận kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của ngôi nhà. Móng của ngôi nhà giống như chân đế với những kích thước và hình dạng khác nhau. Việc thiết kế móng cần phải được tính toán và thi công xây dựng kỹ lưỡng, đảm bảo chịu lực và phù hợp với nền móng công trình.
Nền móng công trình là phần đất phía dưới đáy móng, chịu toàn bộ tải trọng của công trình đè xuống. Nền đất này quyết định phương án lựa chọn loại móng phù hợp cho tải trọng toàn bộ ngôi nhà.
Các loại móng nhà có chức năng đón nhận trực tiếp toàn bộ tải trọng của ngôi nhà để truyền xuống nền móng. Móng nhà đảm bảo cho ngôi nhà không bị nứt gãy, nghiêng, lún sâu hoặc đổ sập. Để nền và móng có thể làm việc đúng chức năng, nhiệm vụ cần thiết kế để đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Những yếu tố quyết định loại móng nhà
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn các loại móng nhà phù hợp. Ngoài các yếu tố đảm bảo khả năng chịu lực tốt nhất, còn phải suy xét trên phương diện tài chính và điều kiện thi công. Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí lựa chọn loại móng nhà tối ưu cho chủ đầu tư.
Các loại móng nhà chủ yếu được thiết kế để chịu tải trọng của công trình. Độ sâu hoặc diện tích của móng nhà tỷ lệ thuận với độ lớn của tổng tải trọng đặt lên móng. Ngoài ra, mô hình của tải trọng cũng cần được tính đến, để tối ưu về mặt kinh tế thì đơn vị thiết kế cần khảo sát chất lượng nền đất và địa chất cụ thể của địa phương.
Tính toán loại móng phù hợp theo các yếu tố của từng công trình
Nhà có tải trọng nhỏ như nhà cấp 4, nhà mái tôn, mái ngói 1 tầng…thì độ phức tạp và chi phí xây dựng có yêu cầu không cao. Ngược lại, những ngôi nhà có quy mô lớn hơn sẽ cần được cân nhắc và lựa chọn phương án móng phù hợp. Vì vậy chi phí cho phần móng cũng sẽ khác nhau.
1. Móng băng
Móng băng là loại móng nhà có phần đế móng và dầm sườn móng chạy dài đỡ qua 2 hay nhiều cột. Chịu lực tác động từ nhiều cột truyền xuống tạo thành hệ băng móng cứng cáp. Móng băng có 2 loại chính là móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.
Loại móng băng 1 phương
Móng băng 1 phương thì phần đế móng chịu lực tác động từ 2 hay nhiều cột trên 1 phương cố định, thường là phương ngang nhà.
Lọa móng băng 1 phương
Loại móng băng 1 phương thường được sử dụng cho các ngôi nhà có chiều rộng nhỏ. Các ngôi nhà phố với nền đất tốt hoặc cũng có thể phù hợp với các ngôi nhà biệt thự 1 – 2 tầng với nền đất rất tốt.
Loại móng băng 2 phương (móng băng giao thoa)
Móng băng 2 phương là loại móng được thiết kế theo cả 2 phương ngang và phương dọc nhà. Khi tính toán móng băng, nếu trường hợp móng băng một phương không đủ để chịu lực kết cấu hoặc kích thước móng quá lớn gây xuyên thủng đài móng. Thì phương án lựa chọn loại móng băng hai phương sẽ là phương án phù hợp.
Móng băng 2 phương
Móng băng 2 phương bao gồm hai dải băng móng liên tục giao thoa, tạo ra một cơ sở vững chắc và cân bằng để có thể truyền tải trọng đều lực xuống nền đất. Loại hình móng băng hai phương phổ biến trong các kết cấu chịu lực cao.
Móng băng phổ biến trong xây dựng công trình dân dụng
Chiều rộng của móng phụ thuộc vào khả năng chịu lực an toàn của đất. Chiều dày của móng phụ thuộc vào cường độ của vật liệu làm móng. Móng băng phù hợp tải trọng công trình được phân bố đều dọc theo chiều dài của ngôi nhà.
Móng đơn là loại móng bê tông cốt thép với 1 đế móng chịu lực cho một cây cột duy nhất. Móng đơn được sử dụng chủ yếu cho các ngôi nhà thấp tầng, nhà cấp 4, hoặc nhà 2 tầng nhưng có nền đất cứng cáp, chắc chắn. Diện tích của móng đơn phụ thuộc vào tải trọng ngôi nhà và khả năng chịu lực, độ cứng của nền đất.
Móng đơn cho nhà thấp tầng, nhà cấp 4
Móng đơn được ưu tiên khi độ sâu của hố đào không quá vài mét so với mặt đất. Chúng thường có hình dạng một tấm bê tông cô lập hình vuông hoặc hình chữ nhật để truyền tải trọng tập trung.
Móng đơn cho ngôi nhà có tải trọng nhỏ và nền đất tốt
Trong các loại móng nhà dân dụng phổ biến, móng đơn (móng cốc) là đơn giản và ít tốn kém chi phí nhất. Móng đơn được sử dụng kết hợp với dầm móng và đà kiềng. Các dầm đà kiềng được sử dụng để hỗ trợ các bức tường xây và khống chế chuyển vị ngang cho móng.
Móng bè là một tấm bê tông cốt thép liên tục, thường có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích của ngôi nhà. Móng có tác dụng hỗ trợ tường hoặc cột chịu tải nhẹ và làm nền cho tầng trệt. Từ bè được sử dụng với nghĩa là tấm bê tông nằm trên bề mặt đất như một chiếc bè. Móng bè là phương án dùng cho các ngôi nhà nằm trên nền đất yếu. Cần phải được tính toán kỹ lưỡng tránh việc ngôi nhà bị trượt ngang.
Móng bè như một tấm bê tông liên tục
Móng cọc là hệ móng có cọc được đóng hoặc đúc xuống nền đất tốt. Chức năng chính của cọc là truyền tải trọng xuống các tầng thấp hơn của mặt đất bằng sự kết hợp của ma sát dọc theo mặt của cọc và chống xuống nền đất tốt. Trong các loại móng nhà phổ biến, thì móng cọc được đánh giá là an toàn và đảm bảo nhất.
Thi công móng cọc cần máy móc hiện đại
Hệ thống móng cọc bao gồm cọc chịu lực hoặc cọc ma sát, mũ cọc, dầm giằng để truyền tải trọng của công trình xuống địa tầng chịu lực phù hợp. Các cọc thường được đóng thành từng cụm gồm hai hoặc nhiều hơn.
Thi công móng cọc
Mũi cọc tham gia vào cụm cọc để có thể phân bố tải trọng từ cột hoặc dầm panh đều giữa các cọc. Việc thi công móng cọc cần có máy móc chuyên dụng nâng cọc vào vị trí và đóng cọc xuống đất.
Kết cấu móng cọc hoàn chỉnh
Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu được các loại móng nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng hiện nay. Và có thể xác định được loại móng phù hợp với nền đất, địa chất khu vực nhà mình. Để lựa chọn kết cấu móng an toàn cho ngôi nhà của gia đình trong tương lai. Nếu cần Xây dựng 2H tư vấn hay hỗ trợ thêm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.
Địa chỉ:
Số 232B Cát Linh - Tràng Cát - Hải An - Hải Phòng
KS.Hạnh : 0974477091
KS. Việt: 0904267341